Thông tin liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và là cơ quan  BHXH cấp huyện. Dưới đây là thông tin về địa chỉ, phương thức liên hệ với Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm, mọi cá nhân và đơn vị có thể tham khảo khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến BHXH tại địa bàn quận.

Thông tin cơ quan Bảo hiểm xã hội Bắc Từ Liêm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Bắc Từ Liêm đặt trụ sở tại tòa nhà CT5A Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thông tin cụ thể và phương thức liên hệ như sau:

## THÔNG TIN CHI TIẾT BHXH QUẬN BẮC TỪ LIÊM
1Địa chỉTòa nhà CT5A, Khu tái định cư Kiều Mai, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
2Email Chưa cập nhật
3Điện thoại024.32242059
4Đơn vị trực thuộcBảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
5Giờ làm việcLàm việc từ thứ 2 đến thứ 6
– Sáng: 8h-12h
– Chiều: 14h – 17h
– Thứ 7, chủ nhật: Nghỉ
6Cơ cấu tổ chứcPhòng nghiệp vụ:
– Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: nhánh số: 101-104
– Bộ phận Quản lý thu: nhánh số 113-118
– Bộ phận Sổ, thẻ: nhánh số 122
– Bộ phận Chính sách:  Chưa cập nhật
– Bộ phận Kế toán: Chưa cập nhật
7Ban giám đốcGiám đốc: Bà: Nguyễn Thị Thanh Bình

Chức năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 969/QĐ-BHXH ban hành ngày 29/7/2019 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương nêu rõ vị trí và nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội cấp huyện. Cụ thể như sau:

Về vị trí: 

Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm là cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đặt tại quận Bắc Từ Liêm.

Về chức năng:

Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT); quản lý thu, chi BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm theo quy định.

Thông tin liên hệ cơ quan bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm
Họp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BHXH quận Bắc Từ Liêm.

Bảo hiểm xã hội quận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đồng thời chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện. Bên cạnh đó là cơ quan BHXH có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Xem thêm >> Tổng quan về cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông -TP Hà Nội

Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH quận Bắc Từ Liêm 

Căn cứ theo quy định tại Điều 6, Quyết định số 969/QĐ-BHXH, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH quận Bắc Từ Liêm gồm các nhiệm vụ chính như sau:

Đều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;
c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định;
d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;
đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
4. Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
12. Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
14. Quản lý viên chức, người lao động của Bảo hiểm xã hội huyện.
15. Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua – khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.

Số tài khoản Bảo hiểm Xã hội quận Bắc Từ Liêm

Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức nộp tiền bảo hiểm xã hội cho bảo hiểm xã hội Ba Đình lưu ý thông tin về tài khoản giao dịch chính thức bao gồm các tài khoản sau:

Về tên tài khoản:

Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội quận Bắc Từ Liêm

Về tài khoản nộp tại các ngân hàng:

  • Tại kho bạc Nhà nước quận Bắc Từ Liêm: 3741 – Mã QHNS: 1120.110
  • Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt: 1450 202 000 186
  • Tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy: 21 510 009 801 126
  • Tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long – PGD Kiều Mai: 0491 000 666 689
  • Tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân: 901 250 000 000 052
  • Tại ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hoàng Quốc Việt – PGD Nam Thăng Long: 0781 100 222 002

Lưu ý khi nộp: 

Khi nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN trong Nội dung cần ghi rõ Mã đơn vị (Ví dụ: YN01234) và tên đơn vị. Nếu đơn vị lập một chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền nộp cho từng mã.

Lời kết

Hy vọng những thông tin được BHXH điện tử eBH tổng hợp trên sẽ hữu ích cho bạn đọc. Trong trường hợp thông tin cung cấp đã cũ hoặc có sai sót rất mong sự đóng góp và bổ sung thông tin của quý bạn đọc tại phần bình luận bên dưới. Xin chân thành cảm ơn!

Bạn đọc cần thêm thông tin mới nhất về các chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp hãy truy cập website https://ebh.vn của BHXH điện tử eBH để cập nhật các thông tin mới nhất.

TIN LIÊN QUAN

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website ebh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *