Trợ cấp mất việc là khoản tiền hỗ trợ mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp mất việc và cách tính trợ cấp mất việc chính thức được thực hiện theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động 2019. Bạn đọc quan tâm đến chủ đề này hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc là gì?
Không phải người lao động nào sau khi mất việc cũng được hưởng trợ cấp mất việc (Viết tắt: TCMV). Để hưởng TCMV người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 47, Bộ luật lao động 2019. Cụ thể như sau:
“Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.”
Khoản 1, Điều 47, Bộ luật lao động 2019
Theo đó, điều kiện hưởng trợ cấp mất việc người lao động phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên
- Bị mất việc do người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật lao động 2019
Điều 42, Bộ luật lao động 2019.
“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.”
Điều 43, Bộ luật lao động 2019
“Điều 43. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
3. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.”
Như vậy, người lao động phải thỏa mãn điều kiện về thời gian làm việc và điều kiện về phương thức chấm dứt hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động theo quy định của Pháp luật.
Cách tính mức hưởng trợ cấp mất việc
Căn cứ theo Khoản 1, Điều 47, Bộ luật Lao động 2019 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa trên thời gian làm việc của người lao động. Cứ mỗi năm người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì được người sử dụng lao động trả 01 tháng tiền lương, nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Bộ luật lao động 2019 thời gian làm việc để tính TCMV và tiền lương để tính TCMV được quy định như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
- Tiền lương để tính TCMV làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.
Lưu ý: Thời gian cụ thể để tính TCMV được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 3, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020. Theo đó người sử dụng lao động sẽ xác định được chính xác thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc cho người lao động và thực hiện chi trả theo quy định.
Như vậy trong bài viết trên đây congdongbaohiem.net đã gửi đến độc giả những thông tin mới nhất về chế độ trợ cấp mất việc, điều kiện và cách tính mức hưởng giúp người lao động chủ động hơn trong việc đòi hỏi quyền lợi mà bản thân được hưởng trong quá trình tham gia lao động. Nếu bạn cần giải đáp thắc mắc hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận phía dưới bài viết này. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Có thể bạn quan tâm
- Quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
- Làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ở đâu?
- Người lao động nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
- Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những gì?
- Hưởng bảo hiểm thất nghiệp tối đa bao nhiêu tháng?
- Điều kiện và cách tính mức hưởng trợ cấp mất việc
Mình ở xã Xuân Thới thượng hóc môn . Thì nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp nơi nào gần nhất. Xin cảm ơn
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo như mình tìm hiểu thì tại khu vực Xuân Thới thượng, hóc môn để nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp bạn có thể đến trung tâm giới thiệu việc làm An Sương – Địa chỉ tại 59 QL22, Trung Mỹ Tây, Hóc Môn, Hồ Chí Minh – SĐT: 0792 556 376 để được hỗ trợ bạn nhé