Bảo hiểm xã hội tự nguyện đang trở thành một sự lựa chọn hợp lý cho các lao động tự do hưởng lương hưu khi không thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Cần lưu ý gì khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, người được tham gia sẽ tự lựa chọn mức đóng và phương thức đóng cho phù hợp với mức thu nhập cá nhân.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là những công dân đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Để mua BHXH tự nguyện, người dân có thể liên hệ ngay với Cơ quan BHXH nơi cư trú, hoặc các đại lý bán BHXH, BHYT như ở UBND xã, phường, thị trấn, bưu điện để được hướng dẫn thủ tục đóng và lựa chọn mức đóng phù hợp.
Chế độ và mức đóng BHXH tự nguyện
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.
Cụ thể như sau:
- Hưởng lương hưu hàng tháng
- Nhận trợ cấp 1 lần
- Trợ cấp mai táng
- Quyền lợi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2, Điều 87, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện = 22% mức thu nhập tự lựa chọn.
Trong đó, mức thu nhập được xác định như sau
- Tối thiểu: Bằng mức chuẩn hộ nghèo với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng)
- Tối đa: Bằng 20 lần lương cơ sở (29.800.000 đồng/tháng)
Phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì?
Hiện nay, có 6 phương thức để tham gia BHXH tự nguyện. Cụ thể:
- Đóng hàng tháng
- Đóng 3 tháng 1 lần
- Đóng 6 tháng 1 lần
- Đóng 12 tháng 1 lần
- Đóng 1 lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm 1 lần)
- Đóng 1 lần cho những năm còn thiếu với những người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng đóng thiếu không quá 10 năm.
Trường hợp đặc biệt, nếu người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu hơn 10 năm, thì người tham gia có thể lựa chọn tiếp tục đóng theo 1 trong 5 cách trên đến khi thời gian đóng thiếu không quá 10 năm thì sẽ được đóng theo phương thức số 6 (đóng 1 lần cho những năm còn thiếu).
Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hiện nay, có 3 mức hưởng BHXH tự nguyện mà người lao động quan tâm với các hệ số và cách tính khác nhau. Cụ thể:
- Hưởng lương hưu:
Cách tính mức hưởng lương hưu xác định theo công thức sau (Điều 3, Nghị định 134/2015/NĐ-CP):
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Mức hưởng trợ cấp một lần được xác định như sau (Theo Khoản 2, Điều 74,Luật Bảo hiểm xã hội 2014):
Mỗi năm, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ đóng cao hơn số năm tương ứng tỷ lệ hưởng lương hưu 75% được tính bằng ½ tháng mức bình quân thu nhập đóng BHXH.
- Hưởng BHXH một lần:
Mức hưởng BHXH một lần sẽ được tính dựa trên số năm đã đóng BHXH, mỗi năm được tính như sau:
- Người tham gia BHXH trước năm 2014: 1,5 tháng mức bình quân thu nhập đóng BHXH.
- Người tham gia BHXH từ 2014 trở đi: 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Nếu người lao động đóng BHXH tự nguyện chưa đủ 01 năm, thì sẽ được hưởng mức bằng số tiền đã đóng (tối đa 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH).
Chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện
Chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất. Cụ thể:
Trợ cấp mai táng
Điều 80, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, trợ cấp mai táng được tính bằng 10 lần lương cơ sở cho những người đã đóng đủ 60 tháng trở lên, hoặc đang hưởng lương hưu.
Trong trường hợp người đóng BHXH tự nguyện không còn, thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng số tiền trợ cấp.
Trợ cấp tuất
Điều 81, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đang bảo lưu thời gian đóng BHXH nhưng không may qua đời, thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng trợ cấp tuất với mức như sau:
- Người tham gia BHXH trước năm 2014: Trợ cấp 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Người tham gia BHXH từ 2014 trở đi: Trợ cấp 3 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
- Người tham gia BHXH tự nguyện chưa đủ 1 năm: Hưởng mức bằng số tiền đã đóng (tối đa 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH).
- Người tham gia cả BHXH tự nguyện và bắt buộc: Tối thiểu 3 tháng bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Ngoài ra, trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện hưởng lương hưu nhưng không may qua đời, thì nhân thân sẽ được hưởng trợ cấp tuất với mức như sau:
- Nếu người tham gia BHXH qua đời trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu: 48 tháng lương hưu đang hưởng.
- Nếu người tham gia BHXH qua đời vào những tháng sau đó: Cứ hưởng thâm 1 tháng lương hưu thì trợ cấp sẽ giảm đi ½ tháng lương.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về BHXH tự nguyện. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, giải đáp câu hỏi: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì và các thông tin liên quan. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, bạn có thể để lại ý kiến dưới phần bình luận để được congdongbaohiem.net hỗ trợ nhé.
TIN LIÊN QUAN
- Quyền lợi hưởng chế độ nghỉ thai sản của chồng có vợ sinh con
- Hướng dẫn cách tra cứu mã hộ gia đình nhanh, chính xác
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được ghi tối đa bao nhiêu ngày?
- Cách tra cứu Cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất
- Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi ngừng đóng chưa đủ 1 năm?
- Bảo hiểm sinh đẻ: điều kiện và quyền lợi hưởng