Thông tin liên hệ cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Giới thiệu bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/QĐ-TCCB ngày 15/6/1995 của Tổng Giám Đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Bảo hiểm xã hội của Sở lao động thương binh xã hội và Bảo hiểm xã hội thuộc liên đoàn Thành phố Hà Nội. Hiện, bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trực thuộc sự quản lý trực tiếp từ Cơ quan BHXH Việt Nam.

Giới thiệu cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đặt trụ sở tại số 15 phố Cầu Đơ, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Trong trường hợp các cá nhân, tổ chức cần giải quyết các vấn đề liên quan đến chế độ BHXH, BHYT có thể trực tiếp đến tại trụ sở chính hoặc liên hệ theo đường dây nóng để được giải quyết. Dưới đây là thông tin chi tiết về bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội.

Bảng thông tin chi tiết BHXH thành phố Hà Nội

STT#THÔNG TIN CHI TIẾT BHXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1Địa chỉsố 15 phố Cầu Đơ, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
2Emailttptdt@hanoi.vss.gov.vn    
3Điện thoại024.37236556
4Webistehttps://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn/
5Đơn vị cấp trên trực tiếpBảo hiểm xã hội Việt Nam
6Giờ làm việcLàm việc từ thứ 2 đến thứ 6
– Sáng: 7h30 -12h
– Chiều: 13h- 16h30
– Thứ 7, chủ nhật: Nghỉ
7Phòng banGồm 12 phòng nghiệp vụ 
– Phòng tổ chức cán bộ
– Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (2004 – 2014)
– Phòng Quản lý thu (6018 – 6034)
– Phòng cấp sổ, thẻ (9020 – 9030)
– Phòng chế độ BHXH (8017 – 8031)
– Phòng giám định BHYT 1 (4012 – 403)
– Phòng Giám định BHYT 2 (7007 – 7038)
– Phòng kế hoạch – tài chính (3008 – 3025)
– Phòng công nghệ thông tin
– Phòng thanh tra kiểm tra
– Phòng truyền thông và phát triển đối tượng
Ban giám đốcGiám đốc Ông Nguyễn Đức Hòa
Phó giám đốc Ông Vũ Đức Thuật – Ông Đặng Đình Thuận – Bà Đàm Thị Hòa – Bà Nguyễn Thị Tám

Về cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có 12 phòng ban nghiệp vụ, mỗi phòng ban sẽ có chức năng nhiệm vụ riêng. Ngoài ra tổng số công chức, viên chức toàn hệ thống BHXH thành phố là 1377 người, trong đó có 85 cán bộ trình độ Thạc sĩ và 1.005 cán bộ có trình độ Đại học.

Chức năng và nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 

Cơ quan BHXH thành phố Hà Nội là cơ quan BHXH trực thuộc Trung ương có chức năng và nhiệm vụ tương đương với cơ quan BHXH cấp tỉnh. Căn cứ theo Quyết định 969/QĐ-BHXH ngày 29/7/2019 các chức năng và nhiệm vụ chính của BHXH thành phố Hà Nội như sau.

Chức năng của BHXH thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có chức năng nhiệm vụ và con dấu riêng 

  • Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT;
  • Thực hiện tổ chức thu, chi chế độ BHTN
  • Quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHTN, BHYT

Ngoài ra BHXH thành phố Hà Nội còn thực hiện thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội truyền thông vận động người tham gia BHXH
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội truyền thông vận động người tham gia BHXH

Nhiệm vụ của BHXH thành phố Hà Nội

Nhiệm vụ của BHXH tỉnh được quy định tại Điều 2, Quyết định 969/QĐ-BHXH. Cụ thể một số nhiệm vụ chính gồm:

  • Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định:
  • Xem xét phê duyệt và ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT; 
  • Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT
  • Thực hiện cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; giải quyết các chế độ BHXH, BHYT cho người tham gia; thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 
  • Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định; 
  • Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; 
  • Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt
  • Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn theo quy định
  • Chủ động phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để xây dựng phát triển đối tượng tham gia 
  • Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT
  • Thực hiện số hóa hồ sơ giấy; quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu BHXH, BHYT, BHTN…
  • Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN
  • Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.
  • …..

Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống BHXH Việt Nam góp phần xây dựng hệ thống BHXH vững mạnh, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

Cơ quan BHXH trực thuộc sự quản lý của BHXH thành phố Hà Nội

Bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện trực thuộc BHXH TP Hà Nội thực hiện chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT và quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT theo quy định. Dưới đây là bảng thống kê các cơ quan BHXH cấp quận/huyện trực thuộc BHXH TP Hà Nội.

BHXH cấp quận/huyện trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội

STTCơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH TP. Hà NộiSTTCơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH TP. Hà Nội
1BHXH quận Ba Đình16BHXH huyện Đông Anh
2BHXH quận Cầu Giấy17BHXH thị xã Sơn Tây
3BHXH quận Đống Đa18BHXH huyện Ba Vì
4BHXH quận Hai Bà Trưng19BHXH huyện Chương Mỹ
5BHXH quận Hoàn Kiếm20BHXH huyện Đan Phượng
6BHXH quận Tây Hồ21BHXH huyện Hoài Đức
7BHXH quận Thanh Xuân22BHXH huyện Mỹ Đức
8BHXH quận Hoàng Mai23BHXH huyện Phú Xuyên
9BHXH quận Long Biên24BHXH huyện Phúc Thọ
10BHXH quận Hà Đông25BHXH huyện Quốc Oai
11BHXH quận Bắc Từ Liêm26BHXH huyện Thạch Thất
12BHXH quận Nam Từ Liêm27BHXH huyện Thanh Oai
13BHXH huyện Sóc Sơn28BHXH huyện Thường Tín
14BHXH huyện Gia Lâm29BHXH huyện Ứng Hoà
15BHXH huyện Thanh Trì30BHXH huyện Mê Linh

Mỗi cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nêu trên đều có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Đồng thời chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện.

Số tài khoản thu tại bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội 

Số tài khoản thu BHXH, BHTN, BHYT của cơ quan bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội cụ thể như bảng sau:

Bảng chi tiết các tài khoản của BHXH thành phố Hà Nội

STTNgân hàngMã tài khoản
1Kho bạc Nhà nước 3743.0.1056709.92008 
2Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – CN Bắc Hà Nội (Agribank)1440 202 901 015
3Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Thanh Xuân (BIDV) 22 210 009 801 012
4Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Sở giao dịch (Vietcombank)0011 000 666 668
5Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Chương Dương (Vietinbank)901 015 000 008
6Ngân hàng TMCP Quân đội – Sở giao dịch 1 (MBbank)0021 105 349 006

Lưu ý:

  • Các tài khoản thu đều có tên: Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
  • Nội dung nộp tiền cần ghi rõ Mã đơn vị (Ví dụ: YN01234) và Tên đơn vị nộp. Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp lập một chứng từ nộp tiền cho nhiều mã (như YN, IC, BW) thì phải ghi rõ số tiền nộp cho từng mã đơn vị. 

Để giao dịch với cơ quan BHXH thành phố Hà Nội được nhanh chóng và thuận tiện, đồng thời quản lý hồ sơ người lao động được hiệu quả các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đã đồng loạt ứng dụng phần mềm bảo hiểm xã hội điện tử cung cấp bởi Tổ chức IVAN đã được cơ quan BHXH Việt Nam ký hợp đồng. Theo đó, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số hướng đến phương thức làm việc mới, chuyên nghiệp và hiện đại hơn.

Qua những thông tin chia sẻ về bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội từ Cộng đồng bảo hiểm trong bài viết hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Trong trường hợp thông tin đã cũ hoặc có thay đổi, rất mong nhận được sự đóng góp từ quý bạn đọc tại phần bình luận bên dưới bài viết.

TIN LIÊN QUAN

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website ebh.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.