Bảo hiểm thai sản hay chế độ thai sản là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Vậy quy định về chế độ thai sản như thể nào? dưới đây là 5 yếu tố cơ bản nhất của chế độ này người lao động nên biết để có thể hưởng trọn vẹn quyền lợi.
Ý nghĩ của bảo hiểm thai sản
Sinh con là nhu cầu tự nhiên của con người đây là quyền lợi chính đáng. Giai đoạn mang thai và sinh con kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng người lao động. Chế độ bảo hiểm thai sản được tạo ra nhằm mục đích hỗ trợ người lao động thông qua số ngày nghỉ phép và được hưởng tiền trợ cấp thai sản căn cứ tính theo mức đóng BHXH hàng tháng của người lao động.
Bảo hiểm thai sản mang ý nghĩa nhân văn cao không chỉ đối tượng lao động nữ được hưởng chế độ này mà lao động nam có vợ sinh con cũng được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Đối tượng hưởng chế độ
Căn cứ theo Điều 31, Luật BHXH 58/2014/QH13 của Quốc Hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản là người lao động và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
- Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con
Như vậy, có thể thấy các quy định đã tạo điều kiện tối đa để người lao động (cả nam và nữ) được hưởng những quyền lợi mà bảo hiểm thai sản mang lại.
Điều kiện hưởng bảo hiểm
Cũng theo các quy định trên người lao động thuộc các trường hợp kể trên phải tham gia BHXH bắt buộc cụ thể như sau:
- Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
- Các cán bộ công chức, viên chức.
- Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu của Nhà nước.
- Người quản lý, doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp của quân đội nhân dân Việt Nam, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm trong công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
Số ngày nghỉ hưởng bảo hiểm
Mức hưởng bảo hiểm thai sản căn cứ theo các quy định tại Điều 32, 33, 34,35,36 và 37 Luật BHXH số 58/2014/QH13 của Quốc Hội cụ thể đối với từng trường hợp như sau:
Trường hợp sinh con bình thường
- Lao động nữ được nghỉ trước và sau sinh tổng thời gian nghỉ là 6 tháng.
- Thời gian nghỉ thai sản trước khi sinh không quá 2 tháng.
Trường hợp đi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa là 05 lần, mỗi lần 01 ngày; nếu ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Trường hợp bị sảy thai, nạo, hút, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần.
- 20 ngày nếu tuổi thai từ 5-13 tuần.
- 40 ngày nếu thai từ 13-25 tuần.
- 50 ngày đối với thai 25 tuần tuổi trở lên.
Tiền trợ cấp thai sản
Quy định tại Điều 39 Của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đủ điều kiện hưởng sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản hàng tháng
Trợ cấp thai sản /tháng = 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản.
Trợ cấp thai sản 1 lần
Căn cứ theo Điều 38, Luật BHXH năm 2014, mức lương cơ sở năm 2021 (1,49 triệu đồng /tháng) được lấy làm căn cứ tính tiền trợ cấp một lần khi sinh con cụ thể:
Lao động nữ sinh con được hưởng trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Đối với trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia BHXH thì bố được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Bên cạnh đó, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ thêm từ 5-10 ngày hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. và được nhận tiền trợ cấp dưỡng sức sau sinh/ mỗi ngày nghỉ bằng 30% mức lương cơ sở quy định tại điều 41, Luật BHXH 2014.
Kết luận
Như vậy người lao động được hưởng chế độ thai sản được hưởng rất nhiều quyền lợi khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất.
Nếu bạn đọc cần hỗ trợ hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan đến chủ đề này, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc liê hệ trực tiếp với congdongbaohiem để được tư vấn.
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
? Website eBH: https://ebh.vn
? Địa chỉ: Số 11, Đặng Thùy Trâm, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội (024.37545222)
- Văn phòng TP.HCM: 33A Cửu Long, phường 2, Tân Bình, TP.HCM (028.35470355)
- Văn phòng Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Bình Dương (0274.3848886)
- Văn phòng Đồng Nai: 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà (0251.8871868)
- Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 4 toà EVNGENCO 2, 143 Xô Viết Nghệ Tĩnh (0236.3868363)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
- Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu?
- Quyền lợi hưởng chế độ nghỉ thai sản của chồng có vợ sinh con
- Hướng dẫn cách tra cứu mã hộ gia đình nhanh, chính xác
- Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được ghi tối đa bao nhiêu ngày?
- Cách tra cứu Cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất
- Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi ngừng đóng chưa đủ 1 năm?