Người tham gia hệ thống bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ được cấp thẻ BHYT dùng xuất trình khi đi khám chữa bệnh. Bên cạnh hình thức tham gia BHYT bắt buộc người dân có nhu cầu có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Vậy khi tham gia người dân cần lưu ý những gì dưới đây là 3 câu hỏi lớn được nhiều người dân quan tâm nhất về chủ đề này. Bạn đọc hãy cùng theo dõi.
Bảo hiểm y tế tự nguyện là gì?
BHYT tự nguyện là một trong những hình thức tham gia bảo hiểm y tế theo đó người tham gia sẽ đóng vào quỹ BHYT. Quỹ được thành lập không vì mục đích lợi nhuận, áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng để mọi người dân đều có cơ hội được chăm sóc chữa trị tốt nhất khi đau ốm, bệnh tật, giảm hoặc mất sức lao động.
Đối tượng tham gia
Những đối tượng không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thì được tham gia BHYT tự nguyện. Theo Công văn 777/BHXH-BT, từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu muốn tham gia BHYT tự nguyện thì bắt buộc phải tham gia theo hình thức hộ gia đình.
Như vậy, mọi công dân không tham gia BHYT bắt buộc đều có quyền tham gia BHYT tự nguyện theo hình thức hộ gia đình – là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú kể từ 1/7/2021
Mức đóng BHYT tự nguyện
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng BHYT của các thành viên hộ gia đình như sau:
- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
- Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
- Người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
- Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Căn cứ theo mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu/ tháng có thể xác định mức đóng BHYT hộ gia đình năm 2021 như sau:
Thành viên hộ gia đình | Mức đóng |
---|---|
Người thứ 1 | 67.050 đồng/tháng |
Người thứ 2 | 46.935 đồng/tháng |
Người thứ 3 | 40.230 đồng/tháng |
Người thứ 4 | 33.525 đồng/tháng |
Từ người thứ 5 trở đi | 26.820 đồng/tháng |
Quyền lợi khi tham gia BHYT tự nguyện
Quyền lợi của người tham gia BHYT theo cả 2 hình thức bắt buộc và tự nguyện là như nhau. Căn cứ theo Điểm e Khoản 1 Điều 7, Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú 2020. Người tham gia BHYT sẽ được hưởng các quyền lợi khi đi thăm khám chữa bệnh cụ thể:
Trường hợp KCB đúng tuyến
- Được thanh toán 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn mức do Chính phủ quy định và KCB tại tuyến xã;
- Được BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( thấp hơn 223.500 đồng/lần);
- 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8.940.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
- 80% chi phí KCB đối với những trường hợp khác.
Trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước (hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT).
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí KCB.
Như vậy có thể thấy người tham gia BHYT được hưởng rất nhiều quyền lợi khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Giúp giảm đáng kể chi phí điều trị và gánh nặng tài chính đối với người điều trị.
Đăng ký mua BHYT tự nguyện ở đâu?
Hiện nay, công dân có nhu cầu mua BHYT tự nguyện có thể đến đăng ký tại các địa điểm sau:
- Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú
- Đại lý thu bảo hiểm xã hội gần nhất
Người tham gia BHYT tự nguyện cần trực tiếp đến các địa điểm quy định tại địa phương để được tư vấn và làm hồ sơ thủ tục tham gia đảm bảo đúng quy định của Pháp luật.
Kết luận
Như vâỵ, khi tham gia vào hệ thống bảo hiểm y tế theo hình thức tự nguyện công dân chỉ được phép đăng ký theo diện hộ gia đình hợp lệ. Congdongbaohiem hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.
Nếu như bạn đọc cần hỗ trợ thêm hãy để lại ý kiến hoặc liên hệ trực tiếp với eBH tại:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Trụ sở : Số 11, Đặng Thùy Trâm, Bắc Từ Liêm, Hà Nội (024.37545222).
- Văn phòng TP.HCM: 33A Cửu Long, phường 2, Tân Bình, TP.HCM (028.35470355)
- Văn phòng Bình Dương: B4-08 Cao ốc BICONSI, Bình Dương (0274.3848886)
- Văn phòng Đồng Nai: 93/75 Đồng Khởi, Tân Phong, TP.Biên Hoà (0251.8871868)
- Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 4 toà EVNGENCO 2, 143 Xô Viết Nghệ Tĩnh (0236.3868363)
- Website: https://ebh.vn/
TIN LIÊN QUAN
- Cách tra cứu Cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất
- 03 cách tra cứu bảo hiểm y tế trên điện thoại phổ biến nhất
- Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi ngừng đóng chưa đủ 1 năm?
- Làm bảo hiểm y tế ở đâu? Hướng dẫn chi tiết cho từng đối tượng
- Bảo hiểm sinh đẻ: điều kiện và quyền lợi hưởng
- Hướng dẫn quy đổi lương gross sang lương net