Chế độ dưỡng sức sau sinh là gì? Chi tiết thủ tục hưởng

chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh đối với lao động nữ

Lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong suốt quá trình mang thai, sinh nở được hưởng chế độ thai sản. theo quy định. Bên cạnh đó lao động còn có thể được nghỉ chế đọ dưỡng sức sau sinh nếu đủ điều kiện. Vậy chế độ dưỡng sức sau sinh là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời.

1. Chế độ dưỡng sức sau sinh là gì?

Chế độ dưỡng sức sau sinh là một chính sách quan trọng dành cho lao động nữ sau khi sinh con, giúp họ có thêm thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con và phục hồi sức khỏe để sớm trở lại công việc.

Theo các quy định tại Khoản 1, Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 13, Thông tư số 59/2015/TT-BHXH và Điểm c, Khoản 3, Điều 3, Nghị định số 115/2015/NĐ-CP. Để nghỉ dưỡng sức sau sinh, người lao động là nữ cần đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Đã nghỉ hết thời gian thai sản theo quy định.
  2. Trở lại làm việc ngay sau thời gian nghỉ thai sản.
  3. Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
  4. Được công ty đồng ý cho nghỉ việc.

2. Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Hồ sơ hưởng chế độ được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định tại Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động cần chuẩn bị các giấy tờ sau để xin nghỉ dưỡng sức:

(1) Bằng chứng chứng minh bạn không đủ sức khỏe để làm việc, như các giấy tờ từ bác sĩ hoặc cơ sở y tế sau:

  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai, phục hồi sức khỏe. 
  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.

(2) Đơn xin nghỉ dưỡng sức, theo mẫu của công ty hoặc cơ quan bạn đang làm việc.

Trong vòng 10 ngày sau khi người lao động được xác nhận đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh người sử dụng lao động sẽ phải lập hồ sơ kèm Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập và gửi lên cơ quan Bảo hiểm xã hội để giải quyết.

Lao động xin xác nhận của cơ sở y tế để bổ sung hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Lao động xin xác nhận của cơ sở y tế để bổ sung hồ sơ hưởng chế độ

3. Quyền lợi hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Tùy vào từng trường hợp mà thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh người lao động sẽ khác nhau.

Trong khoảng thời gian này, người lao động được nghỉ vẫn được tính để hưởng lương theo quy định. Các trường hợp gồm:

(1) Trường hợp nghỉ do sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

  • Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
  • Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi.
  • Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi.
  • Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

(2) Trường hợp lao động nghỉ sinh con được nghỉ dưỡng sức sau sinh tối đa là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

(3) Trường hợp nghỉ do con chết:

  • Nếu con dưới 02 tháng tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
  • Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết.

3.1 Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh tối đa trong bao lâu?

Lao động nữ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức được nghỉ tối đa:

  • 10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên
  • 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật
  • 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Người lao động lưu ý thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc được tính cho năm đó.

3.2 Cách tính mức hưởng dưỡng sức sau sinh

Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được tính dựa trên mức lương cơ sở, với công thức:

Tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh = 30% x Lương cơ sở x Số ngày được nghỉ.

Mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.

Ví dụ, nếu lao động nữ nghỉ dưỡng sức 6 ngày, tiền dưỡng sức sau sinh sẽ là: 30% x 1.800.000 x 6 = 3.240.000 đồng.

Như vậy, sau khi đã đáp ứng các điều kiện và có đủ giấy tờ cần thiết, người lao động nên liên hệ với phòng nhân sự hoặc quản lý trực tiếp của mình để được hướng dẫn cụ thể về quy trình và thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh. Hãy nhớ rằng, số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.

Cộng đồng bảo hiểm mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình. Nếu bạn có câu hỏi khác hãy để lại ý kiến của mình dưới phần bình luận của bài viết này để được trợ giúp.

Có thể bạn quan tâm!

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website ebh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *