Mẫu giấy chuyển tuyến theo Nghị định 75/2023/NĐ-CP

Chuyển tuyến là một quy trình trong khám chữa bệnh BHYT. Khi thực hiện chuyển tuyến, bệnh nhân và người thân được cấp mẫu giấy chuyển tuyến bởi cơ sở y tế hiện đang điều trị. Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất và các quy định cần biết sẽ được Cộng đồng bảo hiểm giới thiệu qua bài viết dưới đây.

1. Giấy chuyển tuyến là gì?

Căn cứ Điều 27, Luật Bảo hiểm y tế 2008, việc chuyển tuyến bệnh nhân được thực hiện như sau:

“Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.”

Khi vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của mình thì bệnh viện sẽ thực hiện chuyển tuyến bảo hiểm y tế cho bệnh nhân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác có chuyên môn kỹ thuật.

Đồng thời, tại Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP có quy định:

“Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Theo đó, giấy chuyển tuyến là một thành phần trong hồ sơ chuyển tuyến, được cấp bởi cơ sở khám chữa bệnh khi trường hợp bệnh nhân cần được chuyển tuyến điều trị.

Giấy chuyển tuyến được cung cấp tới cơ sở khám chữa bệnh mới nhằm cung cấp thông tin, tình trạng bệnh nhân và lý do được chuyển tuyến cũng như hướng điều trị cần thiết.

Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất (Nghị định 75/2023/NĐ-CP)
Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất (Nghị định số 75/2023/NĐ-CP)

2. Quy trình xin cấp giấy chuyển tuyến mới nhất

Mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất được cung cấp sau khi xem xét tình hình bệnh nhân bởi cơ sở y tế đang điều trị. Quy trình cấp giấy chuyển tuyến được thực hiện như sau:

Bước 1: Thông báo và giải thích lý do chuyển tuyến

Cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm thông báo và giải thích rõ ràng lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp, đảm bảo họ hiểu và đồng ý với quyết định chuyển tuyến.

Bước 2: Ký giấy chuyển tuyến

Người đại diện của cơ sở khám chữa bệnh sẽ ký vào giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định, xác nhận chính thức việc chuyển tuyến của bệnh nhân sang cơ sở y tế khác.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục kiểm tra trước khi chuyển

Cơ sở khám chữa bệnh tiến hành các thủ tục kiểm tra cần thiết trước khi chuyển bệnh nhân để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.

3 hình thức chuyển tuyến khám chữa bệnh theo quy định
3 hình thức chuyển tuyến khám chữa bệnh theo quy định

3. Các trường hợp được chuyển tuyến khám chữa bệnh

Về các hình thức chuyển tuyến, Điều 4, Thông tư 14/2014/TT-BHYT có quy định như sau:

a) Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:

  • Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1;
  • Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

b) Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.

c) Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

Như vây, theo quy định hiện nay có tổng cộng 3 hình thức chuyển tuyến khám chữa bệnh.

4. Giấy chuyển tuyến có thời hạn bao lâu?

Về thời hạn sử dụng của giấy chuyển tuyến, Bộ Y tế đã đề cập tại Điều 12, Thông tư 40/2015/TT-BYT như sau:

  • Giấy chuyển tuyến có giá trị trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.
  • Đối với các bệnh và trường hợp quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư, Giấy chuyển tuyến có giá trị đến hết ngày 31/12 trong năm đó. Nếu bệnh nhân vẫn đang điều trị nội trú tại thời điểm này, Giấy chuyển tuyến sẽ có hiệu lực đến khi hoàn thành đợt điều trị nội trú.

Bệnh nhân và người thân cần lưu ý điều này khi thực hiện thủ tục, tránh việc giấy chuyển tuyến không còn hiệu lực gây phiền hà khi phải xin cấp lại.

Như vậy, trong bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp tới quý khách mẫu giấy chuyển tuyến mới nhất đang được sử dụng và những điều cần lưu ý trong quy trình chuyển tuyến BHYT.

Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết từ Cộng đồng bảo hiểm EBH. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích. Nếu bạn đọc có những câu hỏi hay thắc mắc cần được hỗ trợ thêm hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận của bài viết này, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Mạnh Hùng

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề!

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website ebh.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *