Quyền lợi của lao động hưởng chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi

Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi như thế nào? Lao động nữ khi nuôi con nhỏ sẽ có những đặc quyền riêng đảm bảo cho việc chăm sóc và nuôi con được tốt nhất. Các đặc quyền này được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động 2019 và các văn bản pháp lý liên quan khác được Pháp luật bảo hộ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

1. Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi vào thời điểm con dưới 12 tháng tuổi

Khi trẻ càng nhỏ thì càng cần đến sự chăm sóc, quan tâm của ba mẹ, do đó việc ưu tiên cho người lao động nuôi con nhỏ đặc biệt là nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được Pháp luật bảo hộ và được quy định rõ ràng tại Bộ Luật lao động năm 2019 cùng các văn bản pháp lý khác.

Ba mẹ khi có con trong độ tuổi dưới 12 tháng tuổi cần nắm rõ được các quyền lợi của mình. Theo đó góp phần để có thể chăm sóc con cái và bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Phụ huynh có con nhỏ dưới 24 tháng được hưởng chế độ chăm con nhỏ
Phụ huynh có con nhỏ dưới 24 tháng được hưởng chế độ chăm con nhỏ

2. Chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi 

Có rất nhiều các chế độ dành cho người lao động nuôi con dưới 24 tháng tuổi. Theo đó ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ lợi ích của mình cũng như có điều kiện để chăm sóc con tốt nhất.

  1.  Được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 4 ,Điều 80, Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

  • Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi.
  • Thời gian nghỉ (60 phút/ngày) nói trên vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
  1. Không phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa khi có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Người mẹ nuôi con nhỏ làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ, đi công tác xa  sẽ khiến sức khỏe của người mẹ và ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ do đó tại Khoản 1, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

  • Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
  1. Được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn 

Trong trường hợp lao động nữ nuôi con nhỏ đang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn (quy định tại Khoản 2, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019). 

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải đảm bảo việc thuyên chuyển việc làm này đảm bảo không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  1. Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng

Lao động nữ khi nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết…) theo quy định tại Khoản 3, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019. Trường hợp, hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

  1. Không bị xử lý kỷ luật

Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi không bị xử lý kỷ luật là một trong những chế độ đặc biệt được quy định tại Điểm d, Khoản 4, Điều 122, Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với lao động nữ đang trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, việc xử lý kỷ luật sẽ được dời cho đến khi người lao động hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

  1. Đảm bảo việc làm sau khi nghỉ chế độ thai sản 

Sau khi hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, lao động nữ sinh con quy trở lại làm việc sẽ được đảm bảo việc làm theo quy định tại Điều 140, Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể:

  • Người lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc; 
  • Không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản.

Lưu ý: Trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Trên đây là thông tin về chế độ nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi ba mẹ cần nắm được. Người lao động lưu ý tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lợi ích chính đáng của mình đồng thời góp phần xây dựng một chế độ an sinh tốt hơn.

Cộng đồng bảo hiểm hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho các bậc phụ huynh là người lao động những thông tin hữu ích nhất.

Thu Hương

Bài viết của cùng tác giả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.