Bảo hiểm sinh đẻ: điều kiện và quyền lợi hưởng

Sinh đẻ là thời gian khó khăn đối với phụ nữ, để tạo điều kiện cho việc sinh đẻ và nuôi con chúng ta có các chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về điều kiện và quyền lợi hưởng chế độ này.

1. Bảo hiểm sinh đẻ cho người lao động áp dụng cho đối tượng nào 

Hiện nay, bảo hiểm sinh đẻ được áp dụng cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, bảo hiểm sinh đẻ gồm có các chế độ thai sản, và bảo hiểm y tế.

Khi Luật bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực bảo hiểm khi sinh con sẽ được áp dụng cho cả người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. 

2. Điều kiện và quyền lợi hưởng bảo hiểm sinh đẻ

Lao động nữ sinh con tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ thai sản và được hưởng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, song song với lợi ích lao động nữ sinh con sẽ phải đáp ứng các điều kiện nhất định về thời gian tham gia BHXH.

Đáp ứng điều kiện thời gian tham gia BHXH hưởng chế độ thai sản

2.1 Điều kiện hưởng

Điều kiện hưởng chế độ thai sản căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành năm 2014 của Quốc Hội. Cụ thể, điều kiện như sau:

Lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng một trong hai yếu tố:

  • Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con
  • Phải đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Để hưởng chế độ bảo hiểm sinh đẻ từ bảo hiểm y tế thì lao động nữ sinh con chỉ cần có thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

2.2 Các quyền lợi hưởng từ bảo hiểm sinh đẻ

Quyền lợi hưởng từ bảo hiểm khi sinh con bao gồm quyền lợi bảo hiểm xã hội và quyền lợi bảo hiểm y tế.

  1. Quyền lợi hưởng từ bảo hiểm xã hội

Quyền lợi hưởng BH sinh đẻ từ bảo hiểm xã hội gồm có:

  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Mức hưởng chế độ thai sản:  Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 
  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con: Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con. Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
  1. Quyền lợi hưởng bảo hiểm từ bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh khi lao động nữ sinh nở. Mức chi trả căn cứ theo mức hưởng của loại thẻ bảo hiểm y tế mà người lao động sở hữu.

3. Bảo hiểm sinh đẻ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 1/7/2025

Người lao động tham gia BHXH tự nguyện hiện nay chỉ có thể hưởng các chế độ từ bảo hiểm y tế bao gồm:

  • Được chi trả toàn bộ hoặc một phần viện phí khám, chữa bệnh khi sinh nở.
  • Được chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí thuốc men theo quy định.

Từ 1/7/2025 khi luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực, phụ nữ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. 

Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản khi tham gia BHXH tự nguyện như sau:

  • Lao động nữ sinh con có thời gian đóng BHXH tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Mức trợ cấp thai sản khi sinh con bao gồm cả trường hợp con bị chết hoặc chết lưu là 2.000.000 đồng cho mỗi con.

Nắm được thông tin về “Bảo hiểm sinh đẻ: điều kiện và quyền lợi hưởng” sẽ giúp lao động nữ sinh con bảo vệ lợi ích của mình. Bên cạnh đó, hỗ trợ người lao động có thời gian phục hồi sức khỏe và chăm sóc con nhỏ tốt hơn, bớt đi gánh nặng về tài chính.

Cộng đồng bảo hiểm hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Thu Hương

Xem thêm bài viết của cùng tác giả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.