Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không ít người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.
Sổ bảo hiểm xã hội
Mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được cấp 01 sổ bảo hiểm xã hội dùng làm căn cứ để giải quyết các chế độ cho người tham gia BHXH theo quy định của Pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thông tin đầy đủ về người tham gia, quá trình làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.
Hiện nay, người lao động được phép giữ và bảo quản sổ BHXH của mình. Điều này gây ra nhiều phiền toái như: thất thất lạc sổ BHXH, mất sổ BHXH, bảo quản không tốt khiến sổ bị rách hỏng, bị cháy…
Mất sổ bảo hiểm xã hội phải làm gì?
Trong trường hợp người lao động bị mất sổ bảo hiểm xã hội sẽ không thể làm hồ sơ hưởng một số các chế độ như: chế độ ốm đau, thai sản, chế độ TNLĐ-BNN, chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp, hưởng chế độ hưu trí… Vì vậy, khi bị mất sổ BHXH người lao động cần phải xin cấp lại sổ BHXH càng sớm càng tốt.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp lại sổ BHXH được thực hiện theo quy định tại Điều 27, Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam thì hồ sơ và thủ tục cấp lại sổ BHXH như sau:
Hồ sơ
Thành phần hồ sơ cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng gồm Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS).
Thủ tục
Căn cứ theo Tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định các trường hợp cấp lại sổ BHXH kê khai hồ sơ theo quy định tại điều 27 nêu trên và nộp hồ sơ như sau:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH nộp cho cơ quan BHXH.
Sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH, người lao động đợi để được giải quyết. Nếu hồ sơ nộp cho đơn vị nơi đang làm việc thì đơn vị đơn vị sẽ trực tiếp chuyển đến cơ quan BHXH.
Thời hạn giải quyết
Theo Điều 29, Quyết định số 595/QĐ-BHXH quy định thời hạn cấp lại sổ BHXH do mất: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Như vậy khi mất sổ bảo hiểm xã hội người lao động cần làm hồ sơ xin cấp lại sổ BHXH càng sớm càng tốt. Trường hợp cần giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động nếu có sổ BHXH sẽ nhanh hơn và thuận lợi hơn rất nhiều.
Trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH.
Kết luận
Mất sổ bảo hiểm xã hội là tình trạng khá phổ biến bởi hiện nay sổ BHXH vẫn do người lao động tự bảo quản. Do đó khi mất sổ BHXH người lao động có thể thực hiện theo các hướng dẫn trên đây để được hỗ trợ giải quyết.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy để lại lời nhắn dưới phần bình luận, congdongbaohiem luôn sãn sàng hỗ trợ.
TIN LIÊN QUAN
- Cách tra cứu Cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất
- Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi ngừng đóng chưa đủ 1 năm?
- Bảo hiểm sinh đẻ: điều kiện và quyền lợi hưởng
- Quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc của người lao động
- Quy định rút bảo hiểm xã hội có cần giấy tạm trú không?
- Cách đóng BHXH tự nguyện đối với người tham gia như thế nào?