Quy định về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên mới nhất

chế độ nghỉ thai sản đối với giáo viên năm 2021

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên như thế nào? Có những điểm gì cần lưu ý để hưởng đúng và trọn vẹn quyền lợi? Trong bài dưới đây congdongbaohiem sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này. 

Điều kiện nghỉ thai sản mới nhất

Giáo viên là một trong những đối tượng người lao động có chế độ làm việc đặc biệt hơn so với các ngành nghề khác do có thời gian nghỉ hè kéo dài. Tuy nhiên, chế độ nghỉ thai sản của giáo viên vẫn được thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội. Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản của giáo viên như sau:

Điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản của giáo viên
Điều kiện hưởng chế độ thai sản của giáo viênảnh eBH

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên theo quy định

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể giáo viên sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản khác nhau. Đối với cả giáo viên nam và giáo viên nữ đều được hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp giáo viên nam đang đóng BHXH có vợ sinh con

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong trường hợp giáo viên nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

  • Nghỉ 05 ngày làm việc;
  • Nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Thời gian hưởng chế độ thai sản này không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Chế độ nghỉ thai sản đối với giáo viên là lao động nữ

Đối với giáo viên là lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản đặc biệt hơn. Căn cứ vào từng trường hợp chế độ nghỉ thai sản sẽ khác nhau.

Trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản khi khám thai

Căn cứ theo quy định tại Điều 32, Luật bảo hiểm xã hội 2014, chế độ nghỉ thai sản trương trường hợp khám thai như sau:

  • Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc bệnh lý

Căn cứ theo quy định tại Điều 33, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền như sau:

  • Nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • Nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • Nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  • Nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý: thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của giáo viên được quy định tại Luật BHXH
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của giáo viên được quy định tại Luật BHXH.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội 2014 thời gian hưởng chế độ khi sinh con của giáo viên nữ như sau:

  • Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. 
  • Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản rơi vào nghỉ hè

Căn cứ theo Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ban hành ngày 18/8/2017 của Cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gửi các Sở GD&ĐT, thì:

  • Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hàng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (Khoản 2, Điều 3, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông (Khoản 4, Điều 1, Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT. Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có)

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.

Mặt khác giáo việc có thể đề xuất các phương án để đảm bảo quyền lợi của mình. Cụ thể như sau:

  • Phương án 1: Đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho nghỉ phép trước khi nghỉ chế độ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ sau khi nghỉ thai sản.
  • Phương án 2: Trường hợp nhà trường không sắp xếp cho bạn nghỉ phép thì sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi thường cho bạn.

Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè giáo viên sẽ được sắp xếp để được nghỉ bù.

Kết luận

Như vậy, trong bài viết trên đây congdongbaohiem.net đã gửi đến bạn đọc những thông tin mới và cập nhật mới nhất về chế độ thai sản đối với giáo viên. Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích nhất.

TIN LIÊN QUAN

Tài Phạm

Biên tập viên nội dung và SEO website ebh.vn

2 Trả lời “Quy định về chế độ nghỉ thai sản của giáo viên mới nhất

  1. Dạ tôi xin chào. Tôi sinh bé vào ngày 23/3/2022. Vì vậy đến 23/9/2022 tôi mới đủ chế độ thai sản của mình là 6 tháng. Vừa đọc bài viết tôi thấy nghĩ thai sản trong thời gian nghĩ hè sẽ dc nghĩ bù có phải k? Và trong năm học mới BGH đã sắp xếp cho tôi dạy chung với 1 giáo viên mới, vì tính chất công việc nên tôi đã đi làm sớm 1 tháng so với chế độ thai sản. Nay tôi nghe BGH nói tôi đi làm lại trưa đã được về cho con ti nên chiều không được về sớm. Vậy cho tôi hỏi BGH trường tôi nói như vậy đã đúng hay chưa? Và trong thời gian tôi đi làm lại BGH cũng không hỏi thăm tôi có gặp khó khăn gì không? Xin giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi xin cảm ơn.

    1. Cảm ơn chị Liểu đã quan tâm. Theo như thông tin chị cung cấp.
      1 – thời gian chị nghỉ thai sản trùng lịch nghỉ hè chị sẽ được nghỉ bù theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 Bộ luật Lao động 2019.
      2 – “Nay tôi nghe BGH nói tôi đi làm lại trưa đã được về cho con ti nên chiều không được về sớm” theo quy định thì chị được về sớm hưởng chế độ. Chị có thể tham khảo chi tiết về quyền lợi của mình tại bài viết: https://ebh.vn/nghiep-vu-tong-hop/mau-don-xin-ve-som-huong-che-do-thai-san
      Như vậy, theo như thông tin chị cung cấp thì BGH đã không khéo léo trong việc hỗ trợ giáo viên của trường mình rồi ạ. Chúc chị và bé khỏe mạnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *